Field trip to San Francisco, June 2011

Thú Vui Đi Săn Ảnh

Phúc Thiện Nhựt (Anthony Phùng), June 11, 2011

Group picture at Big Sur, June 2011

Group picture at Big Sur, June 2011

Săn ảnh là một thú vui giải trí như những môn thể thao trượt tuyết, lướt sóng, câu cá, v.v. Tuy nhiên, săn ảnh cần sự kiên nhẫn và linh động tuỳ theo mỗi chủ đề : Người mẫu, Chân dung, Phong cảnh, Tĩnh vật, Di động vật, không gian và thời gian.

Đề tài viết về những chuyến đi “Săn Ảnh” tôi đã có dịp kể lại trong các bài trước “Trên Đường Đi Săn Ảnh”, (đăng trên Việt Báo và Việt Báo online ngày 24 & 25 tháng 06 năm 2008); “Săn Ảnh Vùng Đồi Đá Đỏ Sedona”, (đăng trên Việt Báo và Việt Báo online ngày 15 tháng 11 năm 2010). Hôm nay tôi hân hạnh mời quý vị tham gia chuyến đi săn ảnh những địa danh gần gũi trong tiểu bang California nằm dọc theo liên tỉnh lộ số 1 (Pacific Coast Hwy), do hội PSCVN tổ chức cho khoá X năm 2011.

Liên tỉnh lộ số 1 hướng bắc từ cầu Golden Gate Bridge chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương xuống tận San Diego dài khoảng 700 dặm (miles) qua nhiều thành phố duyên hải nhưng phạm vi bài này tôi chỉ đưa quý vị đến vài thành phố đoàn săn ảnh đi qua từ Monterey City đến Morro Bay City gồm Carmel, Lucia, Gorda, Cambria, và các công viên tiểu bang (State Park) gồm Andrew Molera, Pfeiffer Big Sur, Julia Pfeiffer Burns, Limekiln và San Simeon.

Fort Point, photo by Sĩ Huỳnh, June 4, 2011

Fort Point, photo by Sĩ Huỳnh, June 4, 2011

Nói đến liên tỉnh lộ số 1 có lẽ không xa lạ đối với chúng ta nhưng mỗi khi có nhu cầu đi và về giữa bắc và nam California chúng ta quen sử dụng xa lộ liên bang số 5 hoặc xa lộ tiểu bang số 101, ít ai sử dụng liên tỉnh lộ số 1 từ San Francisco về đến Santa Monica và ngược lại, ngoại trừ các cư dân sinh sống trong các thành phố miền duyên hải này.

Lập cư tại tiểu bang California khá lâu, lần đầu tiên tôi có dịp tháp tùng đoàn săn ảnh chạy qua quãng đường có nhiều thắng cảnh đẹp. Có đoạn xe chạy qua đường quanh co núi đồi cheo leo, nhìn màu nước xanh đại dương, các ngọn sóng bạc đầu liên tiếp vỗ vào bãi cát trắng; nhiều mõm núi đá nhô ra dưới chân đồi tận mé biển giống cảnh Vũng Rô dưới chân đèo Cả ở Việt Nam làm cho lòng người dù vừa rời khỏi đất nưóc Việt nam hay xa quê hương đã lâu cũng thấy bồi hồi nghĩ về quê mẹ. Cảnh núi, đồi biển cả ở đây tạo nhiều chủ đề độc đáo nên hàng năm đã thu hút các nhiếp ảnh gia các nơi về đây săn ảnh.

Nói đến cảnh đẹp ở đây, ngoài biển cả mênh mông, núi đồi trùng, điệp tôi muốn đưa quý vị qua những quãng đường ngoằn ngoèo rợp bóng cây xanh tạo cảnh mát mẻ, thanh bình. Tuy cùng chung tiểu bang California, ở miền cao nguyên liên tỉnh lộ 395 (395 Hwy) núi, đồi toàn rừng thông xanh, ở đây cây thông mọc thưa thớt, tàng không cao; hầu hết các khu rừng hai bên liên tỉnh lộ có các giống cây Redwoods, Oaks, Sycamores và Maples.

Đoàn săn ảnh của Hội Ảnh Nghệ Thuật PSCVN lần này (khoá 10, năm 2011) gồm 6 xe mini van, 36 bạn ảnh. Giờ và điểm khởi hành như những lần trước, 9:30PM kế trạm xăng Shell trước chợ ABC. Ban tổ chức thông báo 9:00PM tập trung tại điểm khởi hành để kiểm điểm lại lần chót trước khi đoàn xe chuyễn bánh lúc 9:30P kịp đến mục tiêu đầu tiên là phía đông, nam “Cầu Cổng Vàng” (Golden Gate Bridge) trước khi mặt trời lên, mục đích chụp ánh bình minh xuyên qua lớp sương mù còn đang bao phủ toàn thân cũng như 2 ngọn chân cầu. Muốn chụp được chiếc cầu màu đỏ ẩn hiện trong làn sương mỏng ban mai đòi hỏi người bạn ảnh có khã năng nghệ thuật nhiếp ảnh ngoài dụng cụ nhiếp ảnh thuộc hạng chuyên nghiệp.

6-13-2011_9-33-24_PM.jpg

Đoàn săn ảnh đến đích đúng thời điểm nhưng sáng hôm nay (thứ bảy, 04-06-11) trời mưa, thời tiết thay đổi bất lợi này ban tổ chức biết quá trể nên không huỷ chuyến đi được vì khách sạn đã đặt phòng và xe đã thuê nên vội thông báo các bạn ảnh chuẩn bị áo mưa cho thợ săn ảnh và cho máy ảnh. Có người cẩn thận hơn, ngoài áo mưa còn mang theo dù che mưa nên hoạt cảnh săn ảnh sáng hôm ấy trông thật vui mắt. Nếu quý vị có dịp nhìn một bạn ảnh chăm chú nhìn vào máy ảnh chọn chủ đề, bối cảnh, điều chỉnh độ chính xác (focus) một tay cầm dù che cả người lẫn máy ảnh, mặc dù chiếc máy ảnh đã được “mặc áo mưa” quý vị sẽ không thể nhịn cười và hiểu được sự đam mê ngành nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như các bạn ảnh “cưng” chiếc máy ảnh hơn đứa con trai đầu lòng.

Hơn 8:00 sáng, cơn mưa quái ác loãng dần, chúng tôi cũng đã chụp được nhiều kiểu ảnh “Bình Minh Dưới Mưa” bên cầu Golden Gate độc đáo, hy vọng quý vị sẽ có dịp thưởng ngoạn nhân dịp hội triển lãm ảnh nghệ thuật hàng năm, khoảng tháng 7 năm 2011.

Sau cơn mưa, không gian bắt đầu có ánh sáng, khách du ngoạn thập phương, những “tour bus” cũng lần lượt xuất hiện, đoàn săn ảnh qua hướng Baker Beach để chụp cây cầu nhìn từ hưóng tây, nam. Giờ này xe cộ trên cầu đã lưu thông tấp nập. Chụp cảnh từ hướng tây, nam mục đích chụp được nguyên chiếc cầu cả hai bờ bắc, nam và 2 chân cầu từ mặt biển đến đỉnh đầu; tuy nhiên, nhìn từ hướng này, hậu cảnh (background) không có gì hấp dẫn.

6-13-2011_9-04-59_PM.jpg

Trời bắt đầu mưa lác đác trở lại, đoàn săn ảnh chúng tôi vẫn không nản lòng vì đã “phóng đao phải theo đao” chúng tôi trở lại phía đông, nam vào khu Fort Point dưới chân đầu cầu phía nam vào Bảo Tàng Viện (National Historic Site, California) xem và chụp những chứng tích lưu lại từ năm 1860: “Hình nộm những người lính bão vệ hãi phận (Federal coastal defense, (1860); lính Tây Ban Nha (Spanish soldier) 1770, các thổ dân bản địa (Native people) “Ohlone, Salinan, Esselen”; các loại vũ khí Columbiad cannon, “hotshot” furnaces ((iron cannon balls) đã được sử dụng trong thời nội chiến (Civil War) và các dụng cụ dùng trong sinh hoạt hàng ngày từ thế kỷ 18, đặc biệt là tháp đèn hải đăng (lighthouse).

Bên ngoài cơn mưa vẫn còn rỉ rả rơi, trưởng đoàn săn ảnh xin ban trật tự (security) bảo tàng viện cho dùng cơm trưa trong bảo tàng viện. Gọi “bữa cơm trưa” cho có vẻ quý phái nhưng là cơm “tay cầm”. Bàn ăn đã có sẵn giữa không gian chật chội, trần nhà thiếu ánh sáng, chúng tôi kẻ đứng, người ngồi trông có vẻ “bụi đời”nhưng ăn rất ngon nhờ công lao chị Trần Lan và anh Đạt chuẩn bị quá đầy đủ bánh mì, chả và các món phụ tùng làm tăng thêm hương vị bữa ăn trưa, nhứt là đang đói bụng vì hơn một giờ đồng hồ trong bảo tàng viện phải “cuốc bộ” lên, xuống ba tầng lầu không có thang máy.

Mặt trời đã đổi về hướng tây, đoàn săn ảnh không bỏ lở cơ hội chạy qua cầu đến khu đồi Marin Peninsula (Marin Headlands) hưóng tây, bắc cầu Golden Gate,mục đích chụp cảnh toàn nhịp hay bán nhịp chiếc cầu với hậu cảnh là khu cao ốc trung tâm thành phố San Francisco hoặc khu gia cư san sát khoe toàn màu trắng dưới ánh sáng ban trưa.

Rời Golden Gate lúc 2:30PM, xuôi nam bằng liên tỉnh lộ số 1 (Pacific coast Hwy), điểm đến và mục tiêu săn ảnh ngày chúa nhựt (05-06-11) là Limekilm State Park, tại đây có con suối Limekilm Creek ở độ cao 5155 ft từ thượng nguồn khu rừng đồi Los Padres National Forest, có giòng thác nước đổ xuống thẳng đứng từ khe núi đá cao tạo thành một cây nước chiều cao 100 foot (khoảng 30mét). Từ đây, giòng suối Limekiln Creek chảy lượn quanh qua các ghềnh đá, triền đồi đổ ra bờ biển Steep coastal slopes cũng từ trên mỏm đá cao chảy xuống biển như một cột nước đứng vòng chu vi gần 2 mét, cao khoảng 50 mét.

Golden Gate Bridge on a raining day, June 4, 2011

Golden Gate Bridge on a raining day, June 4, 2011

Muốn chụp cảnh đầu nguồn con suối, đoàn săn ảnh phải đóng lệ phí vào cổng (Ranger Station/Park entrance), leo núi theo lối mòn ngoằn nghèo, độ dốc thoi thỏi khoảng hơn nữa dặm (mile); tuy đoạn đường ngắn nhưng qua 2 cây cầu gổ và 4 cầu khỉ (cầu thô sơ bắt ngang giòng suối cạn). Đoàn săn ảnh rải rác từng toán, từng bước đi lên thượng nguồn, tai nghe tiếng gió rung lá cây rì rào hoặc tiếng nước chảy xuyên qua khe đá róc rách, thêm vào đó, văng vẳng tiếng thác đổ trên ngọn suối đầu nguồn làm cho đoàn săn ảnh thêm nôn nao, phấn khởi đi không biết mệt.

Nhìn quý bạn săn ảnh nữ qua 2 cầu gổ không có gì nguy hiểm vì có thanh chắn 2 bên thành cầu nhưng cầu khỉ không có thanh chắn dở bị trượt chân nên vài bạn săn ảnh có sáng kiến dùnh chân 3 càng (tripod), 2 người giữ 2 đầu làm thành cầu tì tay đi qua; tuy nhiên, cũng có một bạn ảnh trượt chân ngã xuống giòng suối cạn.

Tôi đang bâng khuâng nhìn cây cầu khỉ trước mặt tìm thế đi qua, bổng nghe văng vẳng sau lưng có tiếng ngâm : “Hỡi cô bạn ảnh xinh xinh; Săn ảnh một mình thấy đá đừng leo”. Quay nhìn, tôi thấy người bạn ảnh vừa ngâm câu thơ, tuổi đời quá trẻ, tôi nghỉ chắc có người nữ bạn ảnh đang đi đâu đó gần anh ta, tôi hỏi : “Người nữ bạn ảnh em vừa dặn dò : “ . . . Săn ảnh một mình, thấy đá đừng leo”, đâu rồi? Người bạn ảnh trẻ cười vui vẻ, trả lời : “Em không có bạn nữ săn ảnh nhưng cảnh đẹp núi, rừng ở đây làm tâm hồn em thanh thản, thêm yêu đời nên mượn vận thơ của nữ sỉ Hồ xuân Hương ngẩu hứng sữa lời ngâm cho thêm nghị lực theo chân các anh leo lên đồi.

Tôi tiếp tục đi, nghe tiếng thác nước đổ rõ dần, nhìn lên thấy các bạn ảnh đến trước tìm được vị trí thích hợp, bấm máy lia chia, ống kính máy ảnh mọi người đều quay về một chủ đề: “Giòng nước suối trắng xoá từ trên cao chảy xuống.” Tôi vừa đến nơi vội tìm vị trí thích họp đặt máy ảnh, cũng bấm máy lia chia. Vừa bấm máy, vừa tự mĩm cười nhớ lại lời một bạn ảnh đã nói : “Nếu các bạn đi săn ảnh nếu bấm máy lia chia chiều về nhà cũng sẽ xoá (delete) lia chia.”

Gần 1 giờ trưa, đoàn săn ảnh tập trung đầy đủ dưới chân đồi, bữa cơm trưa được bày ra dưới những tàng cây gần nơi đậu xe, mặc dù đói nhưng mọi người có cãm giác mỏi chân, thấm mệt vì vừa thực hiện chuyến leo núi bất đắc dỉ nên tảng mác ngồi trên những tảng đá nghĩ chân, ban ẫm, thực phải nhắc nhở nhiều lần nhưng không ai tha thiết tự phục vụ (self service) bữa ăn trưa cho mình khiến quý vị trong ban hướng dẫn, ông Huỳnh Phú Sỉ, ông Dean Vũ và vài bạn ảnh khác phải tự nguyện làm “waiter.”

Big Sur State Park, June 5, 2011

Big Sur State Park, June 5, 2011

Bữa cơm trưa hôm nay không thịnh soạn bằng những lần đi săn ảnh trước vì đoàn săn ảnh dương thịnh âm suy nên thực đơn thiếu món thịt gà xào xã không có ớt, bò kho dưa chuột hay xôi lạp xưởng hấp nước dừa. Món ăn chính là turkey ham và bánh mì, gia vị phụ tùng có rau tươi, cà chua và dưa chuột. Chị Lê Uyên và cô Chế Hương rất năng nổ trong phần ẫm, thực vừa bày thức ăn ra bàn vừa nhắc nhỡ các bạn ảnh hôm nay “phải” dùng thịt “turkey ham” nhiều hơn bánh mì, mỗi phần sandwich ngoài 2 miếng cheeses, rau tươi phải kẹp chung 6 miếng “turkey ham”! Đây là món sandwich đặc biệt. Tôi nghe lời “dụ dổ” 2 chị ban ẩm thực, kẹp chung 6 miếng “turkey ham” vào bánh sandwich. Ồ! mặn quá, không cần thêm nước tương hoặc muối tiêu.

Sau bữa ăn trưa, các bạn ảnh rảo bước về hướng tây chân đồi cạnh mé biển chụp những ngọn sóng bạc đầu đang nhịp nhàng liên tiếp vổ vào bờ, đặc biệt chụp giòng nước suối Limekiln từ trên mõm đá cao chảy xuống biển như một cây nước thẳng đứng, vòng chu vi khoãng 2 mét, cao 50 mét.

Trên đường về, sáu xe mini van vẫn nối đuôi nhau theo thứ tự như lúc ra đi. Tình bạn săn ảnh hoà cùng niềm vui vì “bộ nhớ” (memories card) máy ảnh của mỗi người đã đầy ấp những hình ảnh đẹp nên trên các chuyến xe suốt lộ trình phát ra từ hệ thống máy walking talking (2 way radio) những câu chuyện vui, giọng nói, tiếng cười rộn rã. Tôi nghe tiếng ông Dean Vũ, xe số 1, nêu câu đố : “Đố quý bạn, “con heo” và “con lợn” khác nhau điểm nào?” Mọi người trong 6 chiếc xe đều im lặng (có lẽ đang suy nghĩ), tôi ngồi ghế sau nghe 2 bác tài xe số 6 bàn bạc câu trả lời. Bác tài nhỏ (ông Felix Dũng Nguyễn) chọn câu trả lời : “Con heo khác con lợn vì con heo biết đóng “p . . .”. Bác tài lớn khuyên : “Thôi, đừng đáp lại lời giải như vậy, e có bạn ảnh hiểu nghĩa lệch lạc, nguy hiễm lắm . . . (quý bạn ảnh nào muốn hiểu ý “ba chấm” sau chữ p, có thể điện thoại ông Felix Dũng Nguyễn hỏi, số cell phone 1-714-417-4747 hoặc số miễn phí : 1-800-2-con heo.) Chờ lâu không có người giải đáp, ông Dean Vũ tự trả lời :”Con heo khác con lợn vì con heo ăn bắp; con lợn ăn ngô”. Đúng hay không đúng tuỳ sự phán quyết của quý vị.

Sau câu đố vui thứ nhứt, ông Dean Vũ đố tiếp câu thứ hai : “Đố quý bạn, con cá “Tra” và con cá “Dồ” khác nhau cái gì?” Mọi người trên 6 xe cũng đều im lặng (có lẻ cũng đang suy nghĩ). Không nghe ai trả, ngưòi ra câu đố tự trả lời : “Con cá “Tra” có đôi mắt lé; con cá “Dồ” có đôi mắt lươn. Hí . . . hí . . . hí . . . Đây là mục đố vui không có thưởng, đúng hay sai tuỳ sự phán đoán của mỗi người nhứt là quý bà nội trợ có kinh nghiệm mỗi lần chọn mua cá trong các siêu thị.

Đoàn săn ảnh về đến bến khởi hành gần 12 giò đêm chúa nhựt (05-06-2011), sở dĩ về trễ hơn những lần đi săn ảnh trước vì đường liên tỉnh lộ số 1 (Pacific Coast Hwy) từ thị trấn Big Sur về Los Angeles nhiều đoạn đang sữa chữa, đoàn xe phải chạy vòng lại liên tỉnh lộ 46 (46 Hwy) qua xa lộ liên bang số 5 trực chỉ hướng nam về khu Litle Saigon.

Sĩ Huỳnh và Hào Lữ, San Francisco, June 4, 2011

Sĩ Huỳnh và Hào Lữ, San Francisco, June 4, 2011

Trước khi chấm dứt bài “Thú Vui Đi Săn Ảnh”, tôi hân hạnh thay mặc tất cả các bạn ảnh trong chuyến đi cám ơn ban tổ chức gồm quý ông NAG kiêm giảng viên khoá học ông Dean Vũ, ông Huỳnh Phú Sĩ và ông Lê Hải đã “Ăn Cơm Nhà Vác Ngà Voi” bao nhiêu khoá nhiếp ảnh nghệ thuật của hội PSCVN từ khoá I năm 2002 đến nay khoá X năm 2011 không biết mỏi mệt; đặc biệt các ông có tài “nịnh đầm” để xin “passport” mỗi lần đi săn ảnh xa hai ngày cuối tuần là ngày “làm bổn phận đặc biệt” dành cho nội tướng. (nếu quý vị không hiểu ẩn ý chữ “xin passport”, vui lòng hỏi NAG Huỳnh Phú Sĩ .)

Kế đến, tôi muốn cám ơn các bác tài và anh, chị ban “ẩm thực”. Các bác tài từ xe số 1 đến xe số 5 tôi không có dịp gần gũi, riêng 2 bác tài xe số 6 thuộc lớp tuổi trung niên, sức khoẻ dồi dào, dáng người phong độ, đẹp . . . trai? Bác tài lớn, ông Hiếu Lê người đềm đạm, mái tóc không chải chuốt trông có vẻ phong sương nhưng nói năng nhỏ nhẹ. Ông thường nói chuyện với bác tài nhỏ trong lãnh vực nhiếp ảnh, tôi ngồi kế bên cũng học hỏi thêm được nhiều điều hữu ích; bác tài nhỏ, trẻ trung nhanh nhẹn và . . . đẹp trai (được khen, vui nhé), lối nói chuyện chân tình, nhã nhặn; đặc biệt, thích nghe tôi kể chuyện “Thâm Cung Bí Sử”. Bác tài nhỏ ôm tay lái đường dài vẫn tỉnh táo có lẻ nhờ nghe kể chuyện “Chốn Thâm Cung”. Ngoài 2 bác tài, bốn anh, em tôi thuộc hàng cao niên (ở Mỹ không cho phép dùng chữ “già” nên tôi tạm gọi 4 bạn ảnh “sồn sồn”, luôn luôn cư xử với nhau thật thân tình vì cùng chung một niềm đam mê nhiếp ảnh. Sau cùng, tôi không phải chỉ cám ơn ban ẫm, thực gồm quý anh chị Trần Lan, Quách Đạt, Trần Nga, Thư Huyền, Lê Uyên, Chế Hương và Nguyễn Tiến vì “Có Thực Mới Vực Được Đạo” mà còn nhớ mãi ban ẫm, thực vì đôi bàn tay và sự tính toán của quý bà “nội tướng”, quý ông trợ lực lúc nào cũng tiếp tế đầy đủ và tươm tất cho đoàn săn ảnh suốt chuyến đi.

Cầu mong hội nhiếp ảnh nghệ thuật PSCVN ngày càng phát triển và tình người bạn ảnh thêm gắn bó, đậm đà để giúp nhau “săn” được những tác phẩm nhiếp ảnh đẹp và độc đáo trong những dịp đi săn ảnh kế tiếp.

Người viết : Phúc Thiện Nhựt (Anthony Phùng)

Email : phucthiennhut@gmail.com

ĐT. : (714) 837-4994

Thân tặng tất cả các bạn ảnh khoá X năm 2011, hội nhiếp ảnh nghệ thuật PSCVN.

Previous
Previous

Exhibition November 2011 Video

Next
Next

Class Opening Day, January 2011